Cho đến năm 2016, người nhập cư tại Phần Lan đã mở ra hơn 4000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Đa số chúng là những lĩnh vực dịch vụ tư nhân. Ngay cả những người có tinh thần kinh doanh, các chủ doanh nghiệp ở Phần Lan vẫn cho rằng một người nhập cư chọn con đường lập nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn" Tôi được bảo rằng mọi người đều liên lạc qua mail và tôi cần một cuộc hẹn nếu muốn xin việc ở Phần Lan. Nhưng tôi đã nghe lời một người bạn, tôi in CV của mình ra và đi đến một nhà hàng mà tôi rất muốn được làm việc. Tôi vào trong và hỏi gặp bếp trưởng. Tôi không được nhận vào làm ngày hôm đó nhưng tôi đã có dịp biết thêm một đầu bếp của một nhà hàng cao cấp là như thế nào" nhà thiết kế ẩm thực Vahid Mortezaei, người mà hiện tại đang kinh doanh dịch vụ sử dụng đồ ăn để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Nhờ sự phát triển của các mối quan hệ đã đưa một người khởi nghiệp trẻ bay xa trong sự nghiệp của mình nhưng cùng với đó là hàng ngàn những thách thức để đạt đến thành công. Mortezaei là một trong số rất nhiều người nhập cư Phần Lan đang làm thay đổi thị trường của Phần Lan.
Người nhập cư tạo ra việc làm lương thấp, năng suất thấp
Câu chuyện của Mortrzaei không có nghĩa là độc nhất trăm người chỉ một. Đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp là người nhập cư lên đến con số 3,941 trong đó 3,103 cung cấp các dịch vụ như xây dựng, bán buôn và bán lẻ, nơi ở và các dịch vụ ẩm thực. Đa số hơn phân nửa các doanh nghiệp nằm ở thủ đo Helsinki.theo dữ liệu từ một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế Phần Lan (ETLA) phối hợp với Statistics Finland kiểm tra sự tăng trưởng của các công ty thuộc sở hữu người nhập cư ở Phần Lan từ năm 2007 đến 2016.
"Chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu người nhập cư chiếm một vài phần trăm của tất cả các công ty và khoảng một phần trăm của tất cả lao động trong lĩnh vực kinh doanh. Tỷ lệ tạo việc làm của họ đặc biệt cao và sự tăng trưởng của giá trị gia tăng thực sự cao hơn các nhóm khác như các công ty địa phương, trong nước và toàn cầu. "
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng các công ty thuộc sở hữu người nhập cư đã tạo ra rất nhiều việc làm năng suất thấp và lương thấp," Trưởng phòng nghiên cứu thống kê Phần Lan Satu Nurmi cho biết.
Tìm kiếm các mối quan hệ kinh doanh ở Phần Lan có phần giống như đi xem mắt
Mortezaei là một kỹ sư khai thác ở Iran trước khi anh chuyển đến Phần Lan để nghiên cứu về truyền thông hình ảnh, nhưng hành trình ẩm thực của anh bắt đầu khi anh đi đánh cá với những người bạn để kiếm bữa ăn qua ngày. Khi có công việc tại một nhà hàng ở Helsinki anh đã có thêm động lực để dấn thân vào thương trường dù không biết phải bắt đầu từ đâu.
"Một lần, nếu không nhờ đối tác Phần Lan giúp tôi dịch thuật và làm giấy tờ, tôi thậm chí sẽ không nhận ra rằng mình phải trả 5.000 euro cho cơ quan thuế. Tôi nhớ lúc nào cũng trong tình trạng hoảng loạn". Mortezaei cho biết thêm, hầu hết các dịch vụ tư vấn kinh doanh đều bằng tiếng Phần Lan.
Người doanh nhân ấy nói rằng một trong những thách thức văn hóa mà anh phải đối mặt ở Phần Lan là không ai nói cho bạn biết bất cứ điều gì nếu bạn không hỏi. "Sau một mớ giấy tờ lằng nhằng, tôi đã nhận được một khoản trợ cấp khởi nghiệp, chỉ để biết rằng số tiền đó là một nửa số tiền tôi có thể nhận được nếu tôi chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp. Không ai nói cho bạn biết bức tranh chính xác cho đến khi bạn đặt câu hỏi cụ thể" Mortezaei cho rằng cần bắt đầu những mối quan hệ kinh doanh hết sức nghiêm túc để có thể thành công.
"Không có nhiều sự lựa chọn, tôi đã xin việc tại các công ty quản lí hàng đầu mà tôi muốn làm việc bằng cách liên tục gửi email, gọi cho họ và mời họ đi uống cà phê. Nó giống như là đi xem mắt! Và mọi người đã bắt đầu nhận ra tôi là ai. "anh nói thêm.
Lập kế hoạch trước khi bắt đầu kinh doanh
Startup Refugees là một tổ chức hướng dẫn những người nhập cư như Mortezaei hay nói cách khác là tìm chỗ đứng cho họ ở Phần Lan. "Thành thật mà nói, câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi được hỏi là 'bạn có thể giúp chúng tôi tìm một cửa hàng cho doanh nghiệp của chúng tôi không?' Đó là điều ít lo lắng nhất của họ. Chúng tôi khuyên họ nên tập trung hơn vào nghiên cứu cơ bản. Đa số không biết khách hàng tiềm năng của họ là ai" Kati Lappeteläinen, Giám đốc chương trình kinh doanh tại Startup Refugees, cho biết.
Trở thành một người kinh doanh độc lập không dễ dàng
Mọi người đều muốn có khả năng phát triển. Tại Phần Lan, các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc các công ty sử dụng ít hơn 20 nhân viên chiếm 17% của tất cả các doanh nghiệp và đã đem lại doanh thu 70 tỷ euro trong năm 2017, theo dữ liệu từ Liên đoàn các doanh nghiệp Phần Lan (Suomen Yrittäjät). Chính phủ đang dự định đưa ra luật giúp các công ty có thể thuê nhân sự tốt hơn bằng cách giúp họ sa thải nhân viên cũ dễ hơn. Tuy nhiên nó vấp phải rất nhiều sự phản đối từ phía công đoàn nhân viên cho nên nó cũng được xem như là một lời khuyên hữu ích dành cho các nhà khởi nghiệp trẻ.
Mortezaei cho biết anh đã tự làm mọi thứ vì anh cảm thấy công việc của mình không thật sự cần thêm bất kỳ một nhân viên nào.
"Khi doanh nghiệp của tôi không kiếm được lợi nhuận, tôi đã phải tự mình vực dậy mọi thứ. Nấu ăn, học hỏi mọi người, quảng cáo doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến và hàng tỉ tỉ công việc khác. Tôi làm mọi thứ để duy tri công việc kinh doanh của mình. Tôi đã cố gắng tìm ai đó để hợp tác, nhưng tôi đã không thành công. Đến nay, tôi thiết kế món ăn như một phương tiện để kể chuyện và kiếm thêm kinh nghiệm. Thật khó để giải thích điều này với bất kỳ ai. Tôi không muốn bị xem như như một nghệ sĩ, vì tôi cũng là một doanh nhân cần phải trả tiền cho tôi hóa đơn" Mortezaei nói.
Khách hàng của Mortezaei đa số là các khoa sáng tạo của các trường đại học hay bảo tàng và các công ti ý tưởng. Anh rất vui vì có thể vừa theo đuổi đam mê vừa kiếm tiền. "Thay vì thuê người và phải lo lắng về chi phí chung, tôi làm việc như một doanh nghiệp B2B kết hợp với các nhà cung cấp khác cho một dự án và sau đó tiếp tục. Sau đó, tôi không phải lo lắng về việc trả lương hưu cho ai đó, tiền lương, vv, " Mortezaei thêm.
Lappeteläinen đồng ý rằng chi phí thuê nhân viên có thể là một bất ngờ lớn đối với nhiều người nhập cư muốn bắt đầu kinh doanh. "Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh, một người sử dụng lao động phải chịu chi phí tăng thêm khoảng 40-70% so với mức lương hiện có. Vì vậy, nếu bạn đang trả cho một nhân viên 1.000 euro, chi phí thực tế có thể ở khoảng 1.400-1.700 euro nếu bạn bao gồm các khoản phí hưu trí, an sinh xã hội, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, v.v., "Lappeteläinen nói thêm.
Để khởi nghiệp trên đất nước Phần Lan đối với người dân nhập cư không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên đây không phải là việc không thể xảy ra. Hãy học hỏi từ những thất bại, từ những người bạn người đi trước để có được kinh nghiệm và chìa khóa đến thành công. Không có thành công nào là xa vời cả, nó gần bạn hay không đều nhờ sự cố gắng, ý chí và kiến thức của bạn.
- ĐẶT MỤC TIÊU CHO NĂM MỚI BẰNG TIẾNG PHẦN (02.01.2020)
- ĐÓN NĂM MỚI TẠI PHẦN LAN (31.12.2019)
- TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG NHƯ NGƯỜI PHẦN LAN (02.12.2019)
- PHẦN LAN - PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI (06.10.2019)
- PHẦN LAN DÙNG TIỀN GÌ? (08.01.2020)
- GIÁNG SINH PHẦN LAN (25.12.2019)
- 10 CỤM TỪ CHÚC MỪNG GIÁNG SINH BẰNG TIẾNG PHẦN LAN (24.12.2019)
- LÊN ĐỒ MÙA ĐÔNG CHUẨN PHẦN LAN (18.12.2019)
- 10 VIỆC PHẢI LÀM KHI ĐẾN PHẦN LAN (14.12.2019)
- TUẦN LỘC TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI PHẦN LAN (12.12.2019)
- CHỢ GIÁNG SINH TRUYỀN THỐNG Ở PHẦN LAN (12.12.2019)
- CÁC CỤM TỪ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẾN PHẦN LAN (18.11.2019)
- THIÊN NHIÊN HOANG DÃ PHẦN LAN (30.10.2019)
- NHỮNG ĐỊA ĐIỂM SỐNG ẢO TẠI PHẦN LAN (01.11.2019)
- OULU ĐẦY SỨC SỐNG (07.11.2019)
- MÙA ĐÔNG Ở PHẦN LAN (11.11.2019)
- MẶT TRỜI ĐÊM Ở PHẦN LAN (16.11.2019)
- VĂN HÓA CÀ PHÊ CỦA NGƯỜI PHẦN LAN (17.11.2019)
- RỪNG MÓN QUÀ TỪ THIÊN NHIÊN PHẦN LAN (20.11.2019)
- NGƯỜI THÌ THẦM VỚI LOÀI SÓC - KONSTA (22.11.2019)
- HÃY LÀM VIỆC Ở PHẦN LAN (22.11.2019)
- NGUỒN GỐC TIẾNG PHẦN LAN Ở ĐÂU (23.11.2019)
- ĐẤT NƯỚC NGÀN HỒ - PHẦN LAN - WIFLY (23.11.2019)
- CÁC THÀNH PHỐ LỚN Ở PHẦN LAN (25.11.2019)
- NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC SẢN PHẦN LAN (27.11.2019)
- NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM Ở PHẦN LAN (29.11.2019)
- ÔNG GIÀ NOEL ĐẾN TỪ PHẦN LAN (06.12.2019)